Bài viết là những kinh nghiệm học tiếng Nhật của bản thân mình trong những năm qua.
Bài viết là những kinh nghiệm học tiếng Nhật của bản thân mình trong những năm qua.
Ở Mỹ không có trường ĐH Sư phạm. Các trường ĐH có những khoa có chương trình đào tạo giáo viên (Teacher Education Program).
Muốn học chương trình đó để ra làm giáo viên thì cần hai điều kiện: Phải có bằng cử nhân của một ngành, ví dụ cử nhân luật, kinh tế, triết học, quản trị kinh doanh... (bảng điểm cử nhân này cần được chuyển qua Tổ chức World Education Services để thẩm định, quy đổi ra tín chỉ); Phải thi đỗ được vào chương trình qua kỳ thi Praxis I (kỳ kiểm tra kiến thức ba môn cơ bản của tiểu học là đọc, viết, toán (Reading, Writing, Math).
Thông thường, chương trình đào tạo giáo viên là hai năm, bao gồm thời gian học trên lớp và thời gian đi thực tập. Ai muốn dạy cấp II hay cấp III thì phải học thêm vài môn nữa cho chuyên môn mình dạy, ví dụ giáo viên dạy vẽ thì học thêm môn vẽ, giáo viên dạy sử thì học thêm sử...
Thông thường có ít nhất ba lần đi thực tập: thường sẽ chọn trường gần nhà, trường có người quen biết hay trường ở học khu tốt.
Lần thực tập đầu hoàn toàn chỉ để quan sát, ghi chép tìm hiểu, không nhất thiết phải là cấp hay khối mình định dạy, chủ yếu để hình dung về công việc trong trường học và môi trường sư phạm.
Lần thực tập thứ hai để bắt đầu tham gia ngày làm việc thực sự của giáo viên (giúp chuẩn bị giấy tờ, phụ giảng).
Lần thực tập thứ ba là lần cuối cùng và quan trọng nhất, vì được tính là một phần điểm tổng kết và là bước quan trọng quyết định bạn có làm được giáo viên không.
Ở lần này, cần thực tập 15 tuần như một giáo viên thực thụ: chuẩn bị bài, chấm bài, đi họp, tham gia các hoạt động của trường như liên hoan hay đi tham quan... Lúc giảng trên lớp sẽ có cô giáo chủ nhiệm lớp đó và thầy giáo ở trường ĐH quan sát, chấm điểm, giúp đỡ, nhận xét.
Trong quá trình thực tập hoặc kỳ cuối trước khi ra trường, bạn có thể xin đi làm lấy kinh nghiệm bằng cách làm giáo viên dạy thế (substitute teacher). Thường mỗi ngày bạn nhận được khoảng 95-135 USD.
Làm giáo viên dạy thế là cơ hội tuyệt vời để học nghề, gây dựng quan hệ, tạo ấn tượng với trường và hiệu trưởng. Không chỉ có sinh viên ngành giáo dục muốn làm giáo viên dạy thế, các nhà giáo nghỉ hưu, những phụ huynh có thời gian... đều đăng ký được, miễn là làm đủ hồ sơ xin việc và hoàn thành thủ tục kiểm tra lý lịch tư pháp.
Thực tập xong, bạn chuẩn bị hồ sơ tốt nghiệp và xin việc dưới sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn (thường đó là những nhà giáo đang dạy, hiệu trưởng hoặc trưởng phòng giáo dục). Sau đó, phải thi đầu ra (tức là thi Praxis II - content knowledge).
Nếu dạy cấp I thì thi kiến thức tổng hợp các môn Reading, Writing, Science, Social Studies. Nếu dạy toán cấp II thì thi giáo viên cấp I (bốn môn trên) cộng với thi toán, dạy KHTN cấp II thì thi như thi bốn môn trên cộng với thi KHTN nâng cao...
Sau khi thi đỗ Praxis II, đã thực tập đủ giờ và ít nhất được điểm B trở lên, trường sẽ làm hồ sơ xin Giấy phép dạy học (Teaching license). Có tiểu bang yêu cầu thi thêm ngoài thi Praxis, các kỳ thi, môn thi, nội dung thi có thể khác nhau.
Có tiểu bang chỉ yêu cầu Teaching license, nhưng có những tiểu bang như Virginia hay vài học khu của Georgia yêu cầu thêm Chứng chỉ sơ cấp cứu. Muốn chuyển giấy phép giữa các tiểu bang nhiều khi phải thi lại.
Cách trên là đi theo con đường truyền thống chính ngạch - học trước làm sau. Còn cách khác để trở thành giáo viên là làm tay ngang, chuyển ngành, làm một nghề khác rồi mới xin vào làm trong trường học, không học qua chương trình đào tạo giáo viên (alternate route).
Những người này thường làm trong lĩnh vực tâm lý học, xã hội học hay là người giỏi ngoại ngữ như tiếng Tây Ban Nha... Họ được nhận vào làm tại trường nhưng sẽ vẫn phải đi học để lấy đủ chứng chỉ như trên, tức là đi con đường làm trước học sau. ■
(*) Giáo viên lâu năm tại học khu Gwinnett, tiểu bang Georgia, MEd- Thạc sĩ Giáo dục, chuyên ngành tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai/ESL.
Lương giáo viên trung bình ở Mỹ là 50.000-80.000 USD/năm trước thuế, tùy kinh nghiệm, tùy loại trường (công, tư, hay bán công) và tùy thành phố hay tiểu bang. Khoản lương này được chia đều cho 10 hay 12 tháng tùy nơi. Như ở New Jersey (đông bắc Mỹ) thì nhận trong vòng 10 tháng, còn ở Georgia (đông nam Mỹ) là 12 tháng. Nếu nhận trong 10 tháng thì tức là hai tháng hè không có lương, có thể đi dạy trường hè hoặc kiếm việc khác làm.
Nói chung, lương giáo viên vừa đủ sống chứ không dư dả, đủ để đóng thuế và để trả nợ hóa đơn.
Chọn đáp án phù hợp cho các câu sau:
Câu 1: Which of the following sentences correctly says "Tôi đến từ Việt Nam"?
Câu đúng là "I come from Vietnam."
Dịch tiếng Việt: Tôi đến từ Việt Nam.
Giải thích: Đây là cách nói đúng và phổ biến để diễn đạt "tôi đến từ Việt Nam".
Câu 2: Which sentence indicates the speaker's country of origin?
Câu đúng là "I am from Vietnam."
Dịch tiếng Việt: Tôi đến từ Việt Nam.
Giải thích: Đây là cách nói phổ biến và trực tiếp nhất để giới thiệu xuất xứ của mình.
Câu 3: How would you say "tôi đến từ Việt Nam" in a formal way?
Câu đúng là "My nationality is Vietnamese."
Dịch tiếng Việt: Quốc tịch của tôi là Việt Nam.
Giải thích: Đây là cách nói trang trọng để chỉ quốc tịch của mình.
Câu 4: Choose the sentence that emphasizes the speaker's origin.
Câu đúng là "I come from Vietnam."
Dịch tiếng Việt: Tôi đến từ Việt Nam.
Giải thích: Câu này nhấn mạnh xuất xứ của người nói.
Câu 5: Select the sentence used in a formal speech or writing.
Câu đúng là "I hail from Vietnam."
Dịch tiếng Việt: Tôi đến từ Việt Nam.
Giải thích: Câu này mang tính văn chương và lịch sự, thường được sử dụng trong các bài phát biểu hoặc văn bản trang trọng.
Câu 6: Which sentence correctly says "Việt Nam là quê hương tôi"?
Câu đúng là "Vietnam is my homeland."
Dịch tiếng Việt: Việt Nam là quê hương tôi.
Giải thích: Đây là cách nói để diễn đạt có cảm xúc của câu "Tôi đến từ Việt Nam".
Câu 7: Which sentence shows the speaker's pride in their origin?
Câu đúng là "Vietnam is my homeland."
Dịch tiếng Việt: Việt Nam là quê hương tôi.
Giải thích: Câu này nhấn mạnh tình cảm và sự gắn bó của người nói với quê hương.
Câu 8: How would you state your origin in a straightforward manner?
Câu đúng là "I am from Vietnam."
Dịch tiếng Việt: Tôi đến từ Việt Nam.
Giải thích: Đây là cách nói phổ biến và dễ hiểu nhất để giới thiệu xuất xứ của mình.
Câu 9: Which sentence is used to talk about nationality?
Câu đúng là "My nationality is Vietnamese."
Dịch tiếng Việt: Quốc tịch của tôi là Việt Nam.
Giải thích: Câu này được sử dụng để nói về quốc tịch của mình.
Câu 10: How would you say "tôi đến từ Việt Nam" in a more poetic way?
Câu đúng là "I hail from Vietnam."
Dịch tiếng Việt: Tôi đến từ Việt Nam.
Giải thích: Cách nói này mang tính văn chương và lịch sự, thường được sử dụng trong các bài phát biểu hoặc văn bản trang trọng.
TTCT - Hành trình trở thành giáo viên ở Mỹ của tôi cũng là quá trình học và từ bỏ nhiều thứ đã học (unlearn), thay đổi quan niệm, hệ giá trị, thói quen...
Trước khi định cư ở Mỹ, tôi làm cho tạp chí tiếng Anh Vietnam Economic Times. Trải nghiệm sư phạm duy nhất tôi có lúc đó là từ những giờ làm gia sư dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Sang tới Mỹ, chồng tôi khuyên nên chọn nghề giáo, bởi nghề báo ở Mỹ rất vất vả và cạnh tranh khốc liệt.
Hành trình trở thành giáo viên ở Mỹ của tôi (*) cũng là quá trình học và từ bỏ nhiều thứ đã học (unlearn), thay đổi quan niệm, hệ giá trị, thói quen, kéo dài từ khi học để thi vào chương trình đào tạo giáo viên đến khi ra hành nghề.
Chẳng hạn, kỳ thi Praxis II (thi đầu ra, kiểm tra kiến thức chuyên môn của bốn môn bậc tiểu học là toán, văn, KHTN và KHXH). Ba môn toán, văn, KHTN thì đơn giản vì là kiến thức phổ quát.
Nhưng riêng KHXH, liên quan chủ yếu đến lịch sử và địa lý, tôi mất nhiều thời gian ôn tập nhất và là môn thi thách thức nhất. Vì tôi không sinh ra và lớn lên ở Mỹ, những con sông hay ngọn núi ở đây không thân thuộc với tôi. Hay cách nhìn về một sự kiện lịch sử, nhiều khi hoàn toàn xa lạ với tôi.
Ngoài đáp ứng những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm/nghề nghiệp ra, tôi còn phải lập hồ sơ y khoa, hồ sơ pháp lý (để được phép đến gần trẻ em).
Khi trở thành một giáo viên, tôi tiếp tục học: học nhiều điều mới mẻ trong quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh, với phụ huynh.
Sở thích của tôi thay đổi, nhất là về việc đọc sách. Tôi đã phải tự trang bị cho mình lượng kiến thức nền khổng lồ. Lấy một ví dụ nhỏ: danh sách sách trẻ em hay truyện dân gian, những bài hát ru… ở Việt Nam khác, ở Mỹ khác. Muốn dạy các học sinh Mỹ, bắt buộc tôi phải đọc.
Đa số đồng nghiệp của tôi ở Mỹ từng làm nghề khác, hoặc có sự nghiệp riêng trước khi gắn bó với nghề giáo. Bạn là vũ công, người mẫu chuyên nghiệp, bạn từng làm trưởng bộ phận khách hàng của Starbucks, bạn từng làm nhân viên kinh doanh, thiết kế đồ họa…
Chính kiến thức và vốn sống thu nhận được từ các nghề nghiệp khác nhau giúp công việc giảng dạy trở nên thú vị và thực tiễn hơn.
Cô Đinh Thu Hồng và các học sinh trong một giờ học môn ngữ văn.