Trở thành doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh dịch vụ bất động sản có uy tín, đáng tin cậy của đối tác và khách hàng Tạo ra sản phẩm xây dựng độc đáo và có chất lượng cao phục vụ cho cuộc sống
Trở thành doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh dịch vụ bất động sản có uy tín, đáng tin cậy của đối tác và khách hàng Tạo ra sản phẩm xây dựng độc đáo và có chất lượng cao phục vụ cho cuộc sống
Giá từ 1.350.000₫ Giá gốc là: 1.350.000₫.1.150.000₫Giá hiện tại là: 1.150.000₫.
Ở độ cao hơn 900 mét, khí hậu mát mẻ quanh năm, thị trấn Tam Đảo có nhiều công trình xây dựng theo lối kiến trúc từ thời Pháp cùng ẩm thực độc đáo của người dân địa phương... Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với nhiều loại hình như nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm, nghiên cứu, tín ngưỡng, tâm linh...
Toàn cảnh thị trấn Tam Đảo nhìn từ trên cao.
Thị trấn Tam Đảo có diện tích hơn 214ha, gồm 2 thôn (thôn 1 và thôn 2). Trong đó, đa phần những địa điểm du lịch nổi tiếng đều nằm ở thôn 1. Khu du lịch Tam Đảo được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh nên khí hậu rất mát mẻ. Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời, vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong mây gió.
Du khách dễ dàng bắt gặp cảnh sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ xanh, muôn hoa đua thắm bên những ngôi nhà ven sườn núi. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến Tam Đảo là nơi đây giống như một hệ thống “điều hòa” thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ điều hoà, đem đến cho thị trấn nhỏ một bầu không khí hài hoà, trong lành.
Khu Thác Bạc với thác nước giấu mình trong núi, tung bọt trắng xóa lấp lánh ánh bạc ngỡ như dải lụa vắt lưng chừng núi là điểm đến du khách không thể bỏ qua. Khách du lịch có thể vui đùa bên dòng nước mát lành tận hưởng những phút giây thư thái và chụp lại những bức ảnh đẹp tuyệt vời.
Nằm ở trung tâm thị trấn Tam Đảo, Nhà thờ đá như một người in hình trầm mặc sừng sững giữa đất trời, trên sườn núi giữa rừng thông vi vút lá gió. Với nhiều nét đặc trưng quý hiểm nhà thờ cổ đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở Tam Đảo.
Nhà thờ đá Tam Đảo được xây dựng từ năm 1906 ngay đường lên núi Thiên Nhị. Ban đầu đây là mô hình nhà sàn lợp lá được người Pháp dựng lên. Mãi đến năm 1937 nhà thờ được xây dựng kiên cố lại bằng đá theo lối kiến trúc Gothic điển hình. Đây là một trong số những công trình kiến trúc cổ ở thị trấn Tam Đảo còn tồn tại sau sự tàn phá của chiến tranh.
Nhiều người biết đến nhà thờ đá vì có những mái vòm nhìn như cổng trời Tam Đảo, nhìn từ xa Cổng Trời như ôm trọn rừng núi rừng Tam Đảo và chờn vờn những đám mây bao phủ.
Một điểm đến nữa mà gần như du khách nào cũng phải khám phá khi đặt chân đến Tam Đảo là khu Cầu Mây, đứng tại đây bạn có thể ngắm được toàn bộ khung cảnh Tam Đảo bình yên. Để đến đây, du khách sẽ băng qua những bậc thang phủ vàng hoa dã quỳ. Dã quỳ ở đây không nhiều như Đà Lạt nhưng vô cùng xinh xắn và có phần hoang dại, từng bông vàng rực như mặt trời nhỏ giữa đông trên nền lá xanh mướt. Nếu may mắn đến đây vào những ngày nhiều mây và có sương mù, du khách sẽ như được đắm mình trong không gian huyền bí, cảm giác như đang đứng giữa biển mây vậy. Cầu mây chỉ là cây cầu được đan bằng những cây tre nứa nhưng vô cùng chắc chắn. Dọc hai bên đường vào cầu được trồng những hàng hoa bánh bướm, hoa dã quỳ, những bông lau vàng rực nổi bật. Hiện nay cầu đã thiết kế thêm xích đu tổ chim và nấc thang lên thiên đường rất đẹp mắt. Cầu mây chắc chắn là điểm chụp hình không nên bỏ lỡ khi đến với Tam Đảo.
Đến du lịch Tam Đảo du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, và Tam Đảo về đêm có đôi chút lạnh giá của mùa đông.
Trên đường lên thị trấn Tam Đảo, du khách còn có cơ hội khám phá và vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đây là một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam. Thiền viện được xây dựng kế bên khu di tích Tây Thiên cổ tự. Nơi đây Phật giáo được đào tạo một cách hệ thống và cũng là nền tảng để đẩy mạnh giao lưu Phật giáo với các nước bạn.
Được mệnh danh là “Đà Lạt ở phía Bắc”, Tam Đảo sở hữu một thuận lợi lớn với thời tiết mát mẻ quanh năm. Mỗi mùa của Tam Đảo sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm và cảm nhận rất riêng. Nơi này từ lâu đã là một địa điểm du lịch được không ít người ưa thích và lựa chọn cho kì nghỉ của mình./.
Hiện ở thị trấn Tam Đảo có nhiều khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp để khách lưu trú.
Chỉ cách Hà Nội 80 km, Tam Đảo có vị trí thuận lợi để thu hút du khách đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, bạn có thể tự đi đến Tam Đảo bằng xe máy, ôtô du lịch hoặc đi xe khách.
Tự đi đến Tam Đảo bằng xe máy hoặc xe du lịch: Từ Hà Nội đi theo đường Thăng Long – Nội Bài, rẽ theo hướng đi Phúc Yên – Vĩnh Yên.
Đi đến Tam Đảo bằng xe khách: Bạn có thể đặt vé xe của các hãng Limousine chuyên chạy tuyến Hà Nội – Tam Đảo hoặc đi xe khách tại bến xe Mỹ Đình, tuy nhiên để mua vé xe ở bến xe mỹ đình bạn nên xem trước giờ xe vì khá ít xe khách đi Tam Đảo.
Đi lại ở Tam Đảo: Khu du lịch Tam Đảo khá nhỏ, những điểm tham quan trong thị trấn khá gần nhau, do đó du khách chủ yếu là đi bộ để di chuyển giữa các điểm du lịch và tham quan thị trấn.
Bài: Vy Thảo - Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam
Để biết thêm chi tiết về khách sạn Anh Đức – thị trấn Tam Đảo, bao gồm giá phòng, dịch vụ, các ưu đãi nghỉ dưỡng và ẩm thực hay góp ý với chúng tôi, quý khách vui lòng để lại thông tin, khách sạn sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
Địa chỉ: Đường Tây Thiên, TDP1, thị trấn Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Điện thoại – Zalo: 0987304058 (Đức)
Facebook: https://www.facebook.com/khachsananhductdao/ Gmail: [email protected]
Tam Đảo là huyện cực bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Huyện Tam Đảo nằm ở phía bắc tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý:
Bản đồ huyện chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam, dọc theo dãy núi Tam Đảo. Huyện Tam Đảo là một huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía tây bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Trên địa bàn huyện có ngọn núi Tam Đảo cao 1.310 m, nằm ở xã Hồ Sơn. Diện tích tự nhiên của huyện là 23.641,60 ha (236,42 km²), trong đó có hơn 120 km² là thuộc vườn quốc gia Tam Đảo.
Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71.528 người, mật độ dân số trung bình là 303 người/km², trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9%. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng đồng bằng.
Huyện Tam Đảo có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Hợp Châu (huyện lỵ), Đại Đình, Tam Đảo và 6 xã: Bồ Lý, Đạo Trù, Hồ Sơn, Minh Quang, Tam Quan, Yên Dương.
Sau 15 năm tái lập, các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực đúng hướng, năm 2004 tỉ trọng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ lần lượt là 70% - 9% - 21%, năm 2013 cơ cấu chuyển dịch là 45,05% - 22,51 - 32,44%.Tốc độ tăng trưởng bình quân sau 10 năm tái lập đạt 18,5%/năm. Tổng thu ngân sách đạt 40,1 tỷ (năm 2004) tăng lên 413 tỷ (năm 2013). Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 124,8 tỷ (2004) tăng lên trên 1.000 tỷ đồng năm 2013. Giá trị sản xuất ngành du lịch đạt 70,4 tỷ (2004) tăng lên 724,6 tỷ đồng năm 2013. Chú trọng sản xuất các loại rau quả có lợi thế như rau su su, măng tre, bí ngô, công nghiệp chú trọng các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm. Độ che phủ rừng đạt 60% năm 2004 tăng lên trên 90% năm 2018.
Huyện Tam Đảo cũ được thành lập theo Quyết định số 178-CP ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất huyện Lập Thạch với huyện Tam Dương. Riêng 2 xã Định Trung và Khai Quang của huyện Tam Dương sáp nhập vào thị xã Vĩnh Yên.[4]
Ngày 26 tháng 2 năm 1979, tái lập huyện Lập Thạch; đồng thời tiếp nhận 14 xã, 1 thị trấn (vốn thuộc huyện Bình Xuyên cũ) của huyện Mê Linh cắt sang.[5]
Khi đó huyện Tam Đảo trực thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm thị trấn nông trường Tam Đảo và 31 xã: An Hòa, Bá Hiến, Đại Đình, Đạo Đức, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Gia Khánh, Hồ Sơn, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Châu, Hợp Hòa, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Hương Sơn, Kim Long, Minh Quang, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Hợp, Tam Quan, Tân Phong, Thanh Lãng, Thanh Vân, Thiện Kế, Trung Mỹ và Vân Hội.[6]
Ngày 4 tháng 8 năm 1992, giải thể thị trấn nông trường Tam Đảo, địa bàn nhập vào các xã Trung Mỹ, Minh Quang.[7]
Ngày 23 tháng 11 năm 1995, giải thể xã Tam Canh để thành lập thị trấn Hương Canh, thành lập thị trấn Tam Dương trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Hợp Thịnh và Vân Hội.[8]
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú cũ, huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.[9]
Đến cuối năm 1997, huyện Tam Đảo có 2 thị trấn: Hương Canh, Tam Dương và 30 xã: An Hòa, Bá Hiến, Đại Đình, Đạo Đức, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Gia Khánh, Hồ Sơn, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Châu, Hợp Hòa, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Hương Sơn, Kim Long, Minh Quang, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Hợp, Tam Quan, Tân Phong, Thanh Lãng, Thanh Vân, Thiện Kế, Trung Mỹ, Vân Hội.
Ngày 9 tháng 6 năm 1998, huyện Tam Đảo tách trở lại thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên. Như vậy đến thời điểm này, huyện Tam Đảo cũ không còn tồn tại.[10]
Huyện Tam Đảo mới thành lập theo Nghị định số 153/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 2003 của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở tách 3 xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch; 4 xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dương; xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên.[1]
Sau khi thành lập, huyện có 1 thị trấn và 8 xã trực thuộc. Huyện lỵ đặt tại xã Hợp Châu.
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, chuyển 2 xã Hợp Châu và Đại Đình thành 2 thị trấn có tên tương ứng.[11]
Huyện Tam Đảo có 3 thị trấn và 6 xã như hiện nay.
Đường quốc lộ 2B nối thị trấn Tam Đảo (khu du lịch Tam Đảo) với thành phố Vĩnh Yên, chạy theo hướng bắc nam.