Nằm trong chuỗi các hoạt động Chương trình đào tạo phát triển nông nghiệp của Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình tại thành phố Asan, Hàn quốc, các học viên đã được tham quan thực tế một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các nhà máy chế biến nông sản và chế tạo máy nông nghiệp.
Nằm trong chuỗi các hoạt động Chương trình đào tạo phát triển nông nghiệp của Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình tại thành phố Asan, Hàn quốc, các học viên đã được tham quan thực tế một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các nhà máy chế biến nông sản và chế tạo máy nông nghiệp.
Mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam bắt đầu triển khai từ năm 2014. Trong giai đoạn này, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNIDO) cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp xây dựng 3 khu công nghiệp sinh thái tại các tỉnh Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Tính tới nay, ba khu công nghiệp này đã thu hút tổng cộng 72 doanh nghiệp và 900 dự án tương đương 207 tỷ đồng mức vốn huy động. Định hướng này đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 76 tỷ đồng/ năm và thành công cắt giảm 32 kilo tấn khí CO2/năm. Trong năm 2024, Việt Nam được kỳ vọng sẽ hợp tác với UNIDO và Chính phủ Thụy Sĩ để nhân rộng mô hình KCN sinh thái này khắp cả nước.
Tính tới hết năm 2023, Việt Nam có 620 dự án khu công nghiệp đang hoạt động và trong thời gian quy hoạch cơ sở hạ tầng. Trong đó, số lượng KCN sinh thái rất nhỏ và không đáng kể. Hiện nay, Việt Nam chỉ có khoảng 7 khu công nghiệp sinh thái đang được thí điểm ở các tỉnh như Đà Nẵng, Hải Phòng, TP HCM,… Bạn có thể tìm hiểu thêm về danh sách “khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam” để nắm bắt thông tin chi tiết cũng như tiềm năng phát triển của các khu công nghiệp nổi bật tại từng khu vực.
Sau khi đã tìm hiểu thông tin khu công nghiệp sinh thái là gì, các chính sách và thực trạng hiện nay thì hãy cùng theo dõi lợi ích khu công nghiệp sinh thái đối với nền kinh tế đất nước, xã hội, môi trường và xu hướng phát triển trong giai đoạn 2025-2030 trong nội dung dưới đây.
Tại Điều 5 Luật Công nghệ cao 2008 quy định về công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển như sau:
Theo đó, để công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Các lĩnh vực công nghệ sau đây được tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao:
Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Chính phủ điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực công nghệ cần tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao.
Khi đó, công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong các lĩnh vực công nghệ quy định trên phải phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, phát huy lợi thế của đất nước, có tính khả thi và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có tác động mạnh và mang lại hiệu quả lớn đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
- Góp phần hiện đại hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có;
- Là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Khu công nghiệp sinh thái là một mô hình thiết yếu cho quá trình phát triển công nghiệp bền vững. Hiện nay, mô hình này vẫn còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam do vẫn còn nhiều thách thức về chính sách và quy định. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về lợi ích phát triển kinh tế, xã hội cũng như tình hình và xu hướng phát triển của mô hình này nhé!
Khu công nghiệp sinh thái là một mô hình khu công nghiệp đặc biệt, trong đó các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất tại đây với mục tiêu tạo ra các sản phẩm “xanh” và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. (Theo Khoản 5 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP)
Mô hình khu công nghiệp này tập trung vào sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng khu công nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất cộng sinh. Điều quan trọng là phải tuân theo các tiêu chí được quy định tại mục 2 của Nghị định, đảm bảo tính bền vững và góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực công nghiệp.
Để tạo nên một mô hình KCN sinh thái hoàn chỉnh, các cá nhân/ doanh nghiệp cần xây dựng thành các khu công nghiệp xanh, nơi các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn để giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay, Chính phủ đang có những chính sách ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp đầu tư vào mô hình khu công nghiệp sinh thái, bao gồm:
Trong giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn 2045, mô hình KCN sinh thái là xu hướng tất yếu cho công cuộc phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, mô hình này phát triển sẽ là giải pháp “bứt phá” để Việt Nam tiến gần hơn với các nguồn vốn FDI và kinh tế thế giới.
Trong tương lai, UNIDO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu như chuỗi giá trị phát thải thấp, kinh tế tuần hoàn và sáng kiến về carbon. Đây cũng là lợi thế cho các KCN Việt Nam trên còn đường xanh hóa.
Hiện nay, Nhà nước cũng có những hành động thực tế nhằm đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2025, đáp ứng cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu. Nhà nước đã ban hành các quy định về quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp, tái chế nước thải.
Song song đó, Nhà nước tiếp tục huy động nguồn vốn trong và ngoài nước nằm nhân rộng mô hình KCN sinh thái trên cả nước. Mục tiêu đạt được từ 40 – 50% địa phương chuyển đổi các KCN đang có sẵn sang KCN sinh thái. Từ 8 – 10% địa phương định hướng xây dựng KCN sinh thái mới ngay từ ban đầu, bao gồm lập quy hoạch xây dựng và định hướng ngành nghề thu hút đầu tư.
Không chỉ là mô hình KCN sinh thái, Nhà nước thúc đẩy phát triển các mô hình KCN thân thiện với môi trường, hạn chế phát thải như mô hình KCN tái tạo, mô hình KCN xanh,…. Những mô hình KCN này cũng đang được đón nhận và chuyển mình ở nhiều quốc gia trên thế giới..
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh, việc phát triển bền vững, phát triển công nghiệp phát thải carbon thấp là vấn đề được Nhà nước quan tâm. Theo đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW xác định nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 – 2030 bao gồm chuyển đổi các ngành công nghiệp thâm dụng tài nguyên, năng lượng sang các ngành công nghiệp xanh.
Mô hình khu công nghiệp sinh thái đang trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển công nghiệp và kinh tế tại Việt Nam. Mô hình này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và cộng đồng mà còn đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động.
Đừng quên thường xuyên truy cập https://dulongip.vn/ để cập nhật các thông tin liên quan đến các khái niệm kinh tế và xu hướng phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam nh
Các công ty biết vận dụng công nghệ đúng cách không chỉ thành công trong việc tối ưu hóa các quy trình hiện tại mà còn tạo ra được các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo và chiếm lĩnh được thị trường một cách nhanh chóng. Netflix ra đời khiến Blockbuster biến mất, Uber khiến các công ty taxi truyền thống phải lao đao hay Airbnb khiến nhiều khách sạn phải suy nghĩ lại về cách làm việc và dịch vụ đem đến cho khách hàng. Trong suốt những thay đổi mãnh mẽ của thị trường đó, ngành nông nghiệp lại dường như đứng ngoài cuộc chơi.
Mặc dù có xuất phát điểm trong cuộc cách mạng số sau nhiều ngành công nghiệp khác, nông nghiệp cuối cùng đã bắt kịp xu hướng. Quy mô thị trường của nông nghiệp kỹ thuật số được ước tính đạt khoảng 15 tỷ đô la vào năm 2021 (1). Từ IoT giúp người nông dân nắm được trạng thái đất, nước; máy bay không người lái được dùng trong theo dõi tình trạng nuôi trồng; đến sử dụng blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc. Có thể thấy công nghệ đang dần được triển khai trong từng bước của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trong khi các công nghệ được dùng trong nuôi trồng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm thì các mô hình kinh doanh mới trong ngành nông nghiệp lại chưa được chú trọng nhiều.
Bài viết này sẽ đưa ra 2 trong số các mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ mới phổ biển nhất: Thương mại điện tử cho thực phẩm và Phần mềm hỗ trợ sản phẩm vật lý.
Với các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba trên thế giới và Tiki, Shoppee, Sendo hoạt động mạnh mẽ trong nước, có thể thấy thương mại điện tử đã trở thành một phần cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy mà dường như ngành nông nghiệp vẫn là một trong số ít các ngành mà thương mại điện tử chưa gây ảnh hưởng sâu rộng. Việc này có thể được giải thích bằng nhiều lý do khác nhau. Một trong số đó là đặc thù của chuỗi cung ứng nông nghiệp gồm rất nhiều thành phần trung gian giữa nông dân và khách hàng tiêu thụ.
Thông thường, Nông dân sản xuất nông sản, bán cho đại lý; Đại lý lại bán cho nhà máy; Nhà máy bán cho doanh nghiệp bán buôn; Sau đó phân phối như siêu thị trước khi tiếp cận khách hàng (Hình 1). Thứ hai, khách hàng vẫn có thói quen mua thức ăn hàng ngày trong chợ hoặc siêu thị. Ngoài ra, sự phức tạp của khâu logistics nhằm đảm bảo chất lượng tươi sống của sản phẩm cũng là một trở ngại.
Tuy nhiên, với các tiến bộ công nghệ và khâu vận chuyển hiện tại, cũng như nhu cầu ngày càng cao của khách hàng do cuộc sống hiện đại thương mại điện tử dành cho sản phẩm nông nghiệp đang bùng nổ. Hiện tại có 3 mô hình kinh doanh đối với nền tảng thương mại điện tử cho nông nghiệp:
Đây có thể được xem là mô hình an toàn, vận dụng các thế mạnh sẵn có để giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt hơn. Nhiều siêu thị đã ra mắt dịch vụ giao hàng của riêng mình như Waitrose, với Ocado ở Anh, trong khi các nhà bán lẻ nhỏ hơn đã hợp tác với các công ty giao hàng chuyên nghiệp, bao gồm HappyFresh ở Mỹ và Instacart ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ cũng khiến cho hàng loạt các siêu thị lớn như Lotte, Vinmart hay Big C cung cấp dịch vụ giao hàng tại nhà.
Nhằm bắt kịp xu hướng của thị trường, các ông lớn trong ngành thương mại điện tử đều bán và vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như Amazon Fresh, Alibaba, Flipart, v.v. (2). Thậm chí, một số công ty thương mại điện tử còn mở các chuỗi siêu thị bán lẻ như Amazon mua lại Whole Food với hơn 400 siêu thị ở Mỹ, trong khi Alibaba có kế hoạch mở 100 siêu thị mang thương hiệu Hema tại Trung Quốc. Các siêu thị này được mở ra nhằm hỗ trợ các giao dịch trực tuyến và hoạt động như một mạng lưới các trung tâm phân phối sản phẩm, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
Ngày nay, người nông dân thậm chí đã có các sàn thương mại điện tử cho phép kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như Farmstead, Good Eggs, GrubMarket và Imperfect Produce ở Mỹ. Ở Anh, doanh số giữa nhà sản xuất và người mua thông qua những người như Abel & Cole, Farmdrop và Riverford cũng tăng trưởng nhưng vẫn chiếm một phần nhỏ trong tổng thị trường. Chẳng hạn, Riverford đã tạo ra gần 60 triệu bảng vào năm 2018, so với giá trị toàn ngành tại Anh đạt 190 tỷ bảng vào năm 2018 (3).
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất nông nghiệp cũng có thể bán sản phẩm cho các bên thứ ba, những người sau đó bán thông qua các nền tảng thương mại điện tử cho người dùng cuối. Điều này đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc nơi các công ty thương mại điện tử lớn, như JD, Pinduoduo và Tmall, được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng của logistics tiên tiến ở nước này. Pinduoduo sử dụng mô hình mua hàng sáng tạo, theo đó người dùng mời các liên hệ của họ thành lập một nhóm mua sắm để có được mức giá thấp hơn cho giao dịch mua hàng của họ.
Có thể thấy, 3 mô hình kinh doanh của thương mại điện tử kể trên đã có mặt ở các nước tiên tiến nhưng các tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường của các công ty thương mại điện tử cho nông nghiệp thuần túy vẫn còn khá thấp. Đối với các nước kém phát triển hơn như Việt Nam, mô hình chủ yếu vẫn là siêu thị truyền thống mở nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, mô hình này cũng mới xuất hiện chưa lâu và chưa tối ưu do vẫn còn vướng mắc về khâu vận chuyển. Trong tương lai, 2 mô hình còn lại rất có khả năng sẽ mở rộng, đưa ra các sản phẩm giá thành rẻ hơn, đa dạng hơn cho khách hàng nhằm cạnh tranh với các siêu thị truyền thống.
Bài đọc nhiều nhất Digital Strategy 12/12/2024
Nông nghiệp là một ngành dựa nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm có thể đúng cũng có thể sai. Do vậy, chia sẻ kinh nghiệm, dữ liệu giữa nông dân cũng như dọc theo chuỗi giá trị của ngành sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho người trong ngành. Hiểu được điều này, một số công ty khởi nghiệp cũng như các công ty lớn trong ngành nông nghiệp đã phát triển các sản phẩm vật lý khác nhau như các loại cảm biến để thu thập dữ liệu.
Một số dữ liệu có thể được thu thập như độ ẩm, chất dinh dưỡng của đất; nồng độ pH trong nước. Hay sử dụng máy bay không người lái để lập bản đồ nuôi trồng và đánh giá chất lượng nông sản trên trang trại. Thay vì chỉ phát triển chức năng cho các thiết bị của mình, các công ty chuyển hướng, phát triển thêm chức năng cho các phần mềm liên kết với các thiết bị đó. Các nội dung, dữ liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, ghi nhận, phân tích qua phần mềm. Mô hình này giúp các nhà sản xuất của các sản phẩm vật lý hỗ trợ khách hàng một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
Cargill – vốn là một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nay Cargill đã dần trở thành một công ty công nghệ nông nghiệp (agritech) với các sản phẩm số giúp thu thập, phân tích dữ liệu và hỗ trợ người dùng đưa ra quyết định trong quá trình nuôi trồng. Sản phẩm iQuatic ™ của Cargill là một ứng dụng dữ liệu di động được đồng bộ với bảng điều khiển hoạt động của trang trại, giúp trực tiếp cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực và phân tích dự đoán qua công nghệ học máy (machine learning) và Internet vạn vật (IoT).
Khi nhiều dữ liệu được thu thập, công nghệ tự học sẽ đưa ra những hiểu biết và khuyến nghị ngày càng tốt hơn về lịch trình cho ăn, giảm thiểu rủi ro và thời gian thu hoạch tối ưu. Qua các dữ liệu thu thập được, iQuatic không chỉ đưa ra các đánh giá, dự đoán ngày càng chính xác hơn mà iQuatic còn đưa lại cho Cargill những dữ liệu vô cùng quý giá về cách nuôi trồng của người nông dân cũng như chất lượng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của mình để từ đó, Cargill có thể đưa ra những dòng sản phẩm ngay càng hoàn thiện.
Đối với việc sử dụng các thiết bị theo dõi cũng như phần mềm là một thách thức rõ ràng đối với người nông dân để việc áp dụng và làm thế nào để làm cho dữ liệu được thu thập có liên quan và hữu ích cho họ. Đối với nhiều hoạt động nông nghiệp, việc có được và sử dụng một hệ thống phần mềm sẽ là một sự thay đổi lớn từ các phương thức thủ công sử dụng giấy bút mà nhiều người vẫn đang sử dụng.
Do đó, không chỉ các công ty dữ liệu lớn về nông nghiệp cần thuyết phục nông dân thực hiện chuyển đổi, họ cũng cần đảm bảo rằng giao diện có thể dễ dàng sử dụng để nông dân có thể thấy lợi tức đầu tư rõ ràng trong thời gian tương đối ngắn. Một số nông dân có thể có mức độ trưởng thành số tương đối cao và muốn có một hệ thống tiên tiến, trong khi những người khác thực sự bắt đầu từ đầu. Các công ty sẽ cần phải tạo ra các sản phẩm phù hợp với các khả năng công nghệ khác nhau, quy mô hoạt động khác nhau và loại hình hoạt động canh tác khác nhau. Vì vậy, một thách thức chính là làm cho công nghệ thích ứng với nhu cầu của người nông dân, bất kể quy mô hoạt động.
Tìm hiểu thêm: Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp
Mặc dù trong thời điểm hiện tại, mức độ trưởng thành số của người nông dân còn chưa cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển dẫn đến các mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ như 2 mô hình trên còn chưa thật sự nở rộ. Tuy nhiên, với số lượng người dùng Internet sẽ đạt 4 tỷ và số lượng thiết bị điện tử lên tới 20 tỷ vào cuối năm 2020 (BCG, 2017) đồng thời với nhu cầu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ngày càng gia tăng, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Các mô hình kinh doanh số trong ngành nông nghiệp sẽ ngày càng đa dạng, sáng tạo và sẽ không chỉ phá bỏ cách nuôi trồng truyền thống mà còn thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng vốn còn dài và phức tạp.
Nguồn tham khảo (1) PA Consulting. 2017. Digital Agriculture. (2) BCG. 2017. New business models for a new global landscape. (3) Statista. 2020. Market value of grocery retail in the United Kingdom (UK) from 2004 to 2019.
Việt Nam là quốc gia có xấp xỉ 70% dân số sống ở nông thôn và gần 90% tổng diện tích đất sử dụng để làm nông nghiệp. Mặc dù vậy, nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 20% GDP. Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, …, chỉ có gần 5% dân số của họ làm nông nghiệp nhưng lại đóng góp đến khoảng 40% GDP, không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực của đất nước mà còn có thể xuất khẩu với giá cao. Công nghệ phát triển theo mô hình logistics hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công đó.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, nền kinh tế thị trường của kỷ nguyên 21 có ba xu hướng chủ đạo trong thương mại toàn cầu: hàng hóa - dịch vụ nói chung và hàng nông sản nói riêng.
Thương mại quốc tế vẫn luôn đóng vai trò quan trọng cho sự thịnh vượng toàn cầu vì nó làm tăng năng suất bằng cách mở rộng phân công lao động quốc tế. Hơn nữa, nó cho phép tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu bằng cách tạo điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài. Ngoài ra nó củng cố an ninh kinh tế bằng cách cung cấp cho các công ty và hộ gia đình những lựa chọn bên ngoài có giá trị khi những cú sốc tiêu cực xảy ra.
Logistics là đáy của kim tự tháp cần thiết không chỉ cho tất cả các hoạt động của kinh tế thương mại vì ngành hậu cần logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến dòng chảy hiệu quả của hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng.
Xu hướng công nghệ đang được triển khai mạnh mẽ trong hoạt động hậu cần với mong muốn tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của khách hàng. Trong đó có thể điểm qua 6 công nghệ quan trọng nhất đang được ứng dụng trong logistics: Tự động hóa và Robotics; Trí tuệ nhân tạo (AI); Chuỗi khối (Blockchain); Vạn vật kết nối (Internet of Things); Thực tế ảo (Virtual reality); Song sinh kỹ thuật số (Digital twins).
Với ba xu hướng trên của khu vực và thế giới, có hai lĩnh vực trọng tâm lớn nhất được đặt ra trong thương mại toàn cầu: Tiêu chuẩn và chuỗi cung ứng sản phẩm. Sự phát triển của công nghệ số đã làm cho 2 lĩnh vực tiêu chuẩn và logistics ngày càng tiệm cận và đóng vai trò trung tâm xuyên suốt trong quản lý và vận hành chuỗi cung ứng. Logistics không chỉ có chi phí đầu tư lớn và tác động mạnh đến giá cả sản phẩm (trung bình chiếm khoảng 5% GDP, 20% giá cuối cùng của hàng hóa) mà nó còn có tính chất quyết định chất lượng của thương mại quốc tế khi mà bất kể khoảng cách xa, gần, mỗi khách hàng đều mong muốn sản phẩm của mình được giao một cách nhanh chóng và hoàn hảo nhất.
Có thể thấy, trong suốt chiều dài của thương mại quốc tế, mô hình logistics (hình 1) bắt đầu từ cấp 1 (1PL) sơ khai đã phát triển lên thành mô hình hiện đại cấp 5 (5PL) là cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm, tức là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử bao gồm cả 3PL và 4PL. 5PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.
Điểm cốt lõi quan trọng của 5PL là các hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS). Các hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống tự động hóa công nghệ thông tin cao và thống nhất nhằm đảm bảo tiêu chuẩn của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Hiện nay, trong sự phát triển nhanh chóng của công nghệ IT, nông nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì chuỗi cung ứng truyền thống kém hiệu quả (sử dụng chủ yếu mô hình logistics cấp 2 và cấp 3) với khâu sản xuất còn manh mún cũng như nhiều khâu trung gian trong chuỗi cung ứng truyền thống, do đó lượng lãng phí lớn và chi phí giao dịch cũng cao. Các cơ chế chuỗi cung ứng truyền thống trung gian (hình 2) thường kém tối ưu so với chuỗi cung ứng tổng thể, trong đó chúng khiến nông dân sản xuất thừa hoặc sản xuất thiếu so với mức sản xuất lý tưởng nếu chúng được tích hợp theo chiều dọc kết nối người sản xuất với người mua theo mô hình Trung tâm điều phối.
Mô hình chuỗi cung ứng hàng nông sản
Trong bối cảnh của Hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế và sự phát triển của kinh tế số, Kinh tế nền tảng (Platform economy) nói chung và Nông nghiệp nền tảng (Platform agriculture) nói riêng là mô hình kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xoay quanh việc tạo ra các nền tảng kỹ thuật số kết nối người mua và người bán, nhà cung cấp dịch vụ hoặc người tham gia trong các giao dịch khác nhau. Trong các mô hình mới đó, các Trung tâm điều phối điện tử (hình 2) đã nổi lên như một kênh mua bán thay thế trung gian truyền thống. Trung tâm điều phối tích hợp hiệu quả với mô hình logistics hiện đại (cấp 4 và cấp 5) trong nền Nông nghiệp nền tảng dựa trên xu hướng ứng dụng công nghệ số tiên tiến nhất của ngành hậu cần. Sự hiện diện của Trung gian điện tử giúp cải thiện lợi nhuận của nông dân khi nó giúp cho người nông dân sản xuất tiệm cận sát hơn với mức sản xuất lý tưởng đối với người nông dân vì sức mạnh thị trường quan trọng hơn khả năng tiếp cận thị trường. Bằng cách cung cấp sự công bằng, minh bạch về quyền lợi, trách nhiệm cho mọi đối tác trong hệ thống và bằng cách cung cấp một kênh bán hàng mới cho nông dân, ít nhất về nguyên tắc. Các Trung gian điện tử sẽ giảm bớt một số thách thức, rủi ro chính mà nông dân phải đối mặt trong chuỗi cung ứng nông sản truyền thống.
Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế vấn đề cần lưu ý ở đây là: khi số lượng nông dân tăng lên và cạnh tranh như các véc tơ chuyển động theo các động lực ngắn hạn của thị trường đầu cơ sẽ dẫn đến tổng lợi nhuận của tất cả nông dân sẽ hội tụ về 0 trong dài hạn, bất kể sự hiện diện của Trung gian điện tử. Do đó, một cách hiệu quả dài hạn hơn để cải thiện sinh kế của nông dân theo kinh nghiệm của các nền kinh tế phát triển là hợp nhất nông sản dân thành các tập thể nông dân lớn hơn để nâng cao sức mạnh thị trường của họ.
Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định chiến lược phát triển nông nghiệp: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”. Để góp phần thực hiện tốt chiến lược đó, ở đây chúng ta có thể nêu 4 giải pháp hiệu quả để từng bước hình thành nông nghiệp nền tảng, đảm bảo xuất khẩu bền vững các mặt hàng nông sản chiến lược của Việt Nam.
Phát triển Trung tâm điều phối điện tử với các vai trò quan trọng trong việc: Phân loại sản phẩm; Xây dựng và đánh giá theo tiêu chuẩn hướng tới nền nông nghiệp xanh; Đóng gói; Marketing. Trong quá trình đó, Trung tâm có thể dùng công nghệ cao để xử lý và nâng cấp chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Ở đây, có thể nêu một ví dụ điển hình: tại các tỉnh Đắc Lắc và Tiền Giang, tập đoàn Cánh đồng vàng (Lạng Sơn) đã sử dụng công nghệ tách nước khử khuẩn di động thành công phù hợp với phương thức canh tác thâm canh hiện nay để giảm độ ẩm của sầu riêng từ 72% xuống còn 65% và tăng thời gian bảo quản của sản phẩm lên 28 ngày so với hơn 10 ngày trước đây. Có thể nói công nghệ đã giúp sầu riêng cạnh tranh mạnh mẽ với khu vực, đạt kim ngạch kỷ lục trên 2 tỷ USD năm 2023. Các Trung tâm điều phối có thể tích hợp mô hình logistics cấp 4 và cấp 5 để kết nối và điều phối hoạt động của các phương thức vận tải khác nhau như một điều kiện tiên quyết cơ bản để đảm bảo dịch vụ hiệu quả. Phương thức này có thể giải quyết 3 vấn đề chiến lược mà ngành nông sản phải đối mặt: (1) Tồn kho cao, chi phí cao (nhất là chi phí bảo quản sau thu hoạch do đặc thù của hàng nông sản) và không đủ năng lực đổi mới; (2) Chuyển đổi chế độ quản lý theo định hướng phân cấp trước đây sang chế độ quản lý phẳng được thúc đẩy bởi các đơn hàng được đặt trong nền kinh tế nền tảng. Nền tảng này giúp trao đổi thông tin và liên lạc hiệu quả hơn, đồng thời hệ thống phân cấp thông tin điểm - điểm (point to point) theo hướng tự động hóa giúp việc sản xuất và bán hàng của ngành sản xuất truyền thống hiệu quả hơn; (3) Chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp nông nghiệp bằng cách sử dụng hệ thống thông tin và phát triển chuỗi cung ứng mở các bên cùng có lợi với các nhà cung cấp để trở thành một chuỗi giá trị gia tăng dựa trên tiêu chuẩn chung. Ngoài ra, Trung tâm điều phối còn có thể đóng vai trò huy động các nguồn lực tài chính, nhân lực… cũng như cung cấp các giải pháp bảo hiểm tài chính chống rủi ro cho nền nông nghiệp đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày nay.
Hạ tầng kỹ thuật: Nông nghiệp nền tảng với các Trung tâm điều phối điện tử sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả nếu như thiếu hạ tầng kỹ thuật quốc gia. Đây có thể coi nguồn lực sản phẩm đầu vào (manufactured capital) chủ chốt và là xương sống (back bone) của hệ thống Nông nghiệp nền tảng. Bên cạnh hạ tầng hạ tầng cơ bản như thủy lợi và năng lượng…, hệ thống giao thông thủy, bộ, hàng không quốc gia cần phải được quy hoạch và phát triển kết nối các Trung tâm điều phối với thị trường nội địa và cả với thị trường quốc tế. Chuỗi cung ứng là một lĩnh vực kinh doanh toàn cầu và hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi, vì vậy cần có chính sách đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế khi phát triển và định vị các trung tâm logistics, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm như phía Bắc, phía Nam và khu vực miền Trung.
Thể chế quan hệ quốc tế: Vốn xã hội (social capital) liên quan các thể chế pháp lý giúp duy trì và phát triển các nguồn lực trong quan hệ đối tác với nhau. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở với chiến lược ngoại giao kinh tế là làm bạn với tất cả các nước. Chúng ta đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới tạo cơ sở hình thành sự kết nối thị trường, người tiêu dùng và phát triển đối tác trọng yếu. Chính vì vậy, cần chủ động phối hợp với các đối tác quốc tế xây dựng và phát triển các thể chế, cấu trúc tổ chức hợp tác kinh tế đối ngoại tích cực trong các lĩnh vực thông quan, thuế quan, tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư, hợp tác tài chính… nhằm cụ thể hóa các nỗ lực ngoại giao thành hiệu quả kinh tế , tạo các nguồn lực to lớn mới thúc đẩy hiện đại hóa ngành nông nghiệp
Mô hình nông trường: Nền nông nghiệp hiện nay còn tồn tại nhiều manh mún, thiếu năng lực cạnh tranh, vì vậy nên chăng cần sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ mô hình các tập đoàn nông trường, nông trại mạnh có khả năng hợp tác và cạnh tranh trong chuỗi cung ứng nội địa và quốc tế theo hướng sản xuất công nghiệp của nền nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn nhằm tối ưu hoá nguồn lực tài nguyên đất đai (Natural capital), hướng tới một nền Nông nghiệp có nền tảng bền vững, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp và nâng cao hàm lượng chế biến cao của hàng hóa nông sản Việt, không những phục vụ cho chiến lược xuất khẩu mà còn đảm bảo an ninh kinh tế đất nước.