Đặc Điểm Tâm Lý Của Người Lao Động Trung Niên

Đặc Điểm Tâm Lý Của Người Lao Động Trung Niên

Đặc điểm nổi bật của lao động Nhật Bản là tự giác, cần cù và tinh thần trách nhiệm cao.

Đặc điểm nổi bật của lao động Nhật Bản là tự giác, cần cù và tinh thần trách nhiệm cao.

Thời gian và tại địa điểm thực hiện hợp đồng

Hợp đồng lao động thường được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định thậm chí là không xác định. Bởi thực chất hợp đồng lao động chính là hợp đồng mua bán sức lao động. Tuy nhiên, tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động chưa có sức lao động. Sức lao động chỉ có được thông qua quá trình lao động của NLĐ.

Như vậy, để có được hàng hóa sức lao động cần phải có một khoảng thời gian nhất định để NLĐ thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng. Chính bởi vậy, hợp đồng lao động bao giờ cũng được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Khi giao kết hợp đồng, các bên bao giờ cũng xác định khoảng thời gian thực hiện hợp đồng, có thể lâu dài hoặc có thể trong một thời gian nhất định tùy theo tính chất của công việc. Đây cũng là lí do để giải thích tại sao pháp luật thường phân chia loại hợp đồng lao động theo thời hạn của hợp đồng.

Trong hợp đồng lao động, các bên thường thỏa thuận để xác định rõ địa điểm thực hiện công việc. Tuy nhiên, trên thực tể thông thường địa điểm thực hiện công việc do NSDLĐ xác định. Bởi NSDLĐ lao động là người quản lí lao động đối với NLĐ. Đồng thời họ cũng chính là người có trách nhiệm phải đảm bảo các điều kiện lao động cho NLĐ.

Đối tượng của hợp đồng lao động

Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Chủ thể giao kết hợp đồng lao động gồm người lao động và người sử dụng lao động.

Hợp đồng lao động thực chất là hợp đồng mua bán sức lao động giữa người lao động và người có nhu cầu sử dụng sức lao động là NSDLĐ. Tuy nhiên, đây là hợp đồng mua bán đặc biệt. Bởi sức lao động là đối tượng mua bán của hợp đồng. Đây là một loại “hàng hóa” đặc biệt. Vì vậy có thể thấy đối tượng của hợp đồng lao động chính là việc làm.

Như vậy, để nhận diện có sự tồn tại của quan hệ lao động hay không, cũng như hợp đồng đó có phải là hợp đồng lao động hay không cần xác định trong quan hệ đó hay hợp đồng đó có “yếu tố việc làm” hay không. Yếu tố về công việc được nhận biết như công việc đó được thực hiện dưới sự chỉ dẫn và dưới sự kiểm soát của phía bên kia. Công việc có sự tương tác với công việc của NLĐ khác. Công việc tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và có tính liên tục. Hợp đồng lao động là hình thức pháp lí của quan hệ lao động. Các bên giao kết hợp đồng lao động sẽ làm phát sinh quan hệ lao động.

Tuổi vị thành niên (10-19 tuổi)

Là giai đoạn có nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn trước. Các nội tiết tố sinh trưởng và sinh sản phát triển, chuẩn bị cho dậy thì. Trẻ từ 10 - 19 tuổi lớn lên nhanh và thay đổi rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý. Hệ thần kinh thực vật phát triển, trẻ hay có cảm giác hồi hộp, khó thở... Trẻ quan tâm đến sự thay đổi cơ thể mình.

Phát triển tâm lý có khuynh hướng tự lập, nó sẽ kích thích tính độc lập, sáng tạo trong học tập và hoạt động. Sự bắt chước đã mang tính chất lựa chọn, nhưng đối tượng mà trẻ bắt chước vẫn mang tính cụ thể và đồng nhất với nhân vật. Chọn đó là thần tượng của mình và noi theo. Do đó, sự noi gương tính trung thực, giản dị, khiêm tốn của người lớn sẽ có tác dụng giáo dục trẻ, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị...

Tuổi vị thành niên có tính tự trọng cao, khá nhạy cảm với những gì xúc phạm đến khuynh hướng tự lập của mình. Những lời trách mắng nặng nề sẽ bị trẻ phản ứng lại mạnh mẽ, hay giận dỗi bỏ đi hoặc ngấm ngầm căm tức. Do đó, trẻ không nghe và làm theo những điều khuyên bảo, ngay cả điều đúng, chỉ nghe theo người đồng cảm với mình. Do đó, nhân cách được hình thành ở giai đoạn trước dễ bị phá vỡ để xây dựng một nhân cách mới, trên cơ sở nhân cách cũ.

Trong giai đoạn này, trẻ tham gia những nhóm bạn thân cùng sở thích, đồng cảm... Tính trung thực với nhóm bạn bè được đánh giá cao, sự phản bội được coi là thấp hèn. Do đó, thầy cô, bố mẹ phải quan tâm đến cơ sở kết bạn của trẻ.

Nhân cách được hình thành một cách khá hoàn chỉnh, biểu hiện khá ổn định như nếp sống, thói quen về đạo đức. Tư duy của trẻ cũng đạt đến trình độ suy luận khá hợp lý. Trẻ xây dựng cho mình những chuẩn mực, giá trị xã hội là cơ sở cho hành vi có ý thức của mình

Gia đoạn này là giai đoạn có nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn trướ

Trong giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên, khi con gái bắt đầu "thấy kinh", con trai bắt đầu "xuất tinh" tức là trẻ đã dậy thì. Con gái thường dậy thì ở tuổi 12 đến 14, con trai ở độ tuổi 13-17. Các thay đổi sinh học đều diễn ra trong một thời kì dài và mạnh mẽ. Ở cả hai giới, hormone sinh dục có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, thể hiện ở những thay đổi nhanh về thể chất. Đồng thời bộ phận sinh dục phát triển, mọc lông ở một số bộ phận. Con gái tuyến vú phát triển. Những biến đổi trên làm cho trẻ quan tâm đến cơ thể mình, theo dõi tỉ mỉ những dấu hiệu nhỏ nhất về sự trưởng thành. Trẻ có những băn khoăn muốn biết những biến đổi sinh lý đang diễn ra trong cơ thể mình như thế nào. Đồng thời trẻ cũng có ý thức mạnh về giới tính của mình. Con gái thích chú ý đến hình thức bên ngoài, con trai muốn chứng minh sức mạnh anh hùng của mình. Bắt đầu xuất hiện tình yêu đôi lứa...

Ở lứa tuổi vị thành niên này, bố mẹ, thầy cô nên hết sức tế nhị, khéo léo trong quá trình giao tiếp và thái độ ứng xử với trẻ. Việc tiếp cận khéo léo để trở thành người bạn lớn của trẻ trong giai đoạn này là rất cần thiết để có thể giúp trẻ làm chủ và thích ứng với những thay đổi phức tạp trong tình cảm của mình.

Bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi này là rối loạn trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi chống đối xã hội, rối loạn thích ứng, tâm thần phân liệt khởi phát sớm.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi trẻ em và tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi trẻ em, mọi thay đổi, phát triển và hoạt động đều phụ thuộc vào người chăm sóc, còn người trưởng thành cần đạt được những phương thức tồn tại độc lập, tuổi vị thành niên là giai đoạn giao thoa: không còn là trẻ con cũng chưa phải là người lớn. Chính vì vậy, với mỗi cá nhân đây giai đoạn có nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lý chi phối đến các giai đoạn tương lai sau này.

Nhiều tác giả nhìn nhận tuổi vị thành niên là một giai đoạn khủng hoảng, theo tổ chức Y tế thế giới, tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 – 19 tuổi. Ở tuổi vị thành niên, các em phải đương đầu với hàng loạt thách thức như sự biến đổi nhanh về thể chất, tâm sinh lý, tình yêu, tình bạn, những hiện tượng sinh lý sinh dục mới xuất hiện (kinh nguyệt, sự ham muốn về tình dục...), sự lối kéo và sức ép từ phía bạn bè, chưa có hiểu biết và chưa được trải nghiệm các kỷ năng tự bảo vệ, khó khăn trong mối quan hệ với người lớn...chính vì vậy giai đoạn này cá nhân tự đặt lại vấn đề, tự vấn về bản ngã, cơ thể, gia đình, bạn bè, nhà trường và xã hội. Mỗi cá nhân đều muốn khẳng định bản thân, nhìn nhận bản thân đã trưởng thành, hành động bộc phát, cảm tính… thường đi ngược với những mong muốn của người lớn, nên trong giai đoạn này xung đột thế hệ rất dễ xảy ra. Những điều này khiến cho giai đoạn vị thành niên trở thành giai đoạn khó khăn, tồi tệ thậm chí còn đau khổ nếu không được nhìn nhận và thấu hiểu đúng cách trong độ tuổi này.

Tuy nhiên, không có nghĩa chúng ta nhìn nhận những khủng khoảng trong giai đoạn này là khó khăn, tiêu cực vì đây là giai đoạn nhận biết, học tập một cuộc sống mới, xây dựng bản ngã, cái tôi cá nhân… do đó càng cần phải tìm cách giải quyết tốt những khủng hoảng trong giai đoạn này.

Những thách thức tâm lý ở tuổi vị thành niên.

Tác động tâm lý quan trọng nhất đối với vị thành niên là hình thành một bản ngã mới. Sự thất bại trong việc hoàn thành một bản ngã riêng vẹn toàn hầu như chắc chắn tạo ra ảnh hưởng xấu đến tâm lý sau này. Điều này được Waterman chứng minh (1992), ông đã điểm lại các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sự hình thành bản ngã và hoạt động tâm lý có hiệu quả.

Thanh thiếu niên có nhiệm vụ tạo nên cá tính riêng có tính độc đáo và đặc trưng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ý thức về bản ngã riêng, cũng sẽ nỗ lực vô thức duy trì sự liên tục tính cách riêng biệt của cá nhân (Erikson,1968). Trong quá trình bản ngã riêng phát triển, theo thời gian, sự trưởng thành diễn ra, đưa thanh thiếu niên đến độ tuổi trưởng thành.

Adams và Marshall (1996) nêu ra các chức năng được ghi nhận thông thường nhấy về bản ngã cá nhân: - Cung cấp cấu trúc cho sự hiểu biết ta là ai - Cung cấp ý nghĩa và phương hướng thông qua sự thể hiện, các giá trị và mục đích - Cung cấp ý thức về tự chủ và ý chí tự do - Giúp tạo tính bền vững, tính gắn kết vầ sự hòa hợp giữa các giá trị, niềm tin và các cam kết. - Giúp nhận biết tiềm năng thông qua ý thức về khả năng trong tương lai và những lựa chọn thay thế.

Adam và Marshall cũng cho rằng việc tìm kiếm bản ngã là một quá trình liên tục không chỉ giới hạn trong độ tuổi vị thành niên. Hai ông chỉ ra rằng bản ngã riêng có thể thay đổi do ý thức cao về bản thân, và rằng có những điểm nhạy cảm trong suốt quá trình sống, một trong những điểm đó tuổi vị thành niên, là mức mà việc lấy cái tôi làm trọng tâm và sự hình thành bản ngã được nâng cao. Dù chúng ta đồng ý rằng việc tìm kiếm bản ngã là một quá trình tiếp tục suốt đời, tuy nhiên việc hình thành bản ngã là nổi bật hơn ở tuổi vị thành niên và là đặc điểm trung tâm của lưa tuổi này.

Trong khi trẻ em sống chan hòa cùng bố mẹ và gia đình, thì vị thành niên đi vào môt khoảng không gian riêng trở thành một cá nhan tách biệt. Nói một cách khác, sự cá thể hóa đã diễn ra. Quá trình cá thể hóa bao gồm sự phát triển tính độc lập tương đối với mối quan hệ gia đình, sự suy yếu các mối quan hệ ràng buộc với các đối tượng trước đây là quan trọng với trẻ, và một khả năng gia tăng để nhận vai trò chức năng như là một thành viên của xã hội người lớn (Archer,1992).

Thanh thiếu niên có thể xây dựng các quan niệm về bản thân trong hoàn cảnh có các mối quan hệ với người khác, nhưng đồng thời cũng tìm cách thiết lâp sự tách biệt bằng các ranh rới. Như thế , quá trình xã hội hóa của thanh thiếu niên, một mặt dựa trên sự cân bằng giữa cá thể hóa với việc tạo thành bản ngã riêng, và mặt khác là hòa nhập với xã hội (Adam và Marshall). Nếu không hoàn thành được sự cân bằng này, thì có thể xảy ra các khủng hoảng cá nhân đối với vị thành niên. Ví dụ, nếu như cá nhân vị thành niên tìm kiếm mức độ cá nhân hóa rất cao thì hậu quả có thể phá hỏng các mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa. Điều này có thể khiến các em bị loại trừ khỏi tập thể. Trong trường hợp này, cá nhân các em sẽ tìm kiếm môt cá nhân khác tương đồng cùng lứa tuổi. Cũng có thể hậu quả là cảm nhận của vị thành niên về sự đánh giá của người khác sẽ bị giảm bớt.

Thay vì tìm một mức độ cao về cá thể hóa, một số vị thành niên làm ngược lại, là tìm sự gắn kết tốt đa với người khác. Điều này có thể khiến các em dễ gặp khó khăn trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới khi phải tự đối phó với các tình huống cụ thể.

Khi ở trong độ tuổi vị thành niên các em phải liên tục thích nghi với những hoàn cảnh, va chạm và kinh nghiệm mới, đồng thời các em cũng phải thích nghi với những thay đổi về sinh học, nhận thức và tâm lý. Các mặt này đều căng thẳng và gây lo lắng cho các em. Bởi vậy, không có gì là ngạc nhiên khi than thiếu niên bộc lô sự chịu đựng, chấp nhận, thích nghi kém. Chính vì vậy, tạo sự khó khăn trong việc kiểm soát và chỉnh sửa các đáp ứng hành vi. Các kích động có giá trị tương đối nhỏ đối với người lớn, nhưng nếu ở độ tuổi vị thành niên nó có thể tạo ra sự chuyển biến tâm trạng mạnh mẽ khiến cá nhân phản ứng ở mức độ xúc đông cao gồm có  sự hung hăng, giận hờn, buồn bã, chán nản hay bối rối. Rõ ràng là ở độ tuổi vị thanh niên có một thời gian khó khăn trong việc đối phó với sự căng thẳng cao độ về cảm xúc và các phản ứng của mình.

Một cảm xúc lớn gây suy sụp ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên là sự xấu hổ (Shave,1989). Các em thường cảm thấy bị trêu chọc, làm nhuc và gây bối rối, cảm thấy chán ghét và xấu hổ về chính mình. Vì vậy, có thể hiểu tại sao các em phát triển cơ chế phòng vệ mạnh mẽ, có thể bao gồm sự khước từ, chối bỏ, phóng ngoại và thu mình. Những cơ chế phòng vệ này giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của lứa tuổi vị thành niên, khi các em phản ứng với hoàn cảnh và tác động qua lại với người khác. Thường các hành vi không thích hợp là do hậu quả của cơ chế phòng vệ bản thân này xất phát từ bên trong.

Nguồn: Kathryn Geldard, David Geldard, tham vấn thanh thiếu niên, 2002.

Đặc điểm của hợp đồng lao động đó là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các chủ thể. Bài viết này Luật Vitam sẽ tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động hình thành dựa trên gười lao động có nhu cầu làm việc và người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, vì sức lao động là loại hàng hóa đặc thù, hơn nữa trong quan hệ lao động. Người lao động còn phải chịu sự quản lí và phụ thuộc vào NSDLĐ nên ngoài những đặc điểm chung đó, hợp đồng lao động còn có một số đặc điểm riêng sau đây: