Cụ thể, tại Hamburg, ngày 01 tháng 11 năm 2022, Hội thảo kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam với nhà nhập khẩu cà phê Đức đã diễn ra thành công tại trụ sở của Tập đoàn Neumann Kaffee.
Cụ thể, tại Hamburg, ngày 01 tháng 11 năm 2022, Hội thảo kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam với nhà nhập khẩu cà phê Đức đã diễn ra thành công tại trụ sở của Tập đoàn Neumann Kaffee.
Hóa đơn tạm thời là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp: giá hàng chỉ là giá tạm tính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọng lượng hoặc số lượng xác định ở cảng đến; hàng hóa được giao nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên bán giao xong mới thanh toán dứt khoát
Hóa đơn tạm thời xác định số tiền mà người mua phải thanh toán cho người bán trước khi người bán giao hàng. Điều kiện giá cả cũng như mức giá được tính theo 75% giá cà phê Robusta ở Sàn giao dịch kỳ hạn N.Y ICE, kỳ hạn tháng 9/2015, cộng thêm 110 USD mỗi tấn => thanh toán tạm thời trước có lợi cho bên bán song tiềm ẩn rủi ro cho bên mua.
Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn phù hợp với mô tả hàng hóa trong Giấy xác nhận mua bán hàng hóa về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại.
Không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn, công ty chúng tôi còn vận chuyển nội địa và quốc tế bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển, chuyển phát nhanh…
Như vậy ta có thể thấy bên phía công ty xuất khẩu ( Công ty Cổ phần DTK) đã tiến hành đầy đủ thủ tục thông quan cho mặt hàng Cà phê Robusta để hàng hóa khi được nhập khẩu sang nước người mua có chứng từ thông quan hợp lệ. Đồng thời, tờ khai hải quan hàng hóa đã làm thủ tục thông quan này cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O.
Không có hãng tàu nào có thể bao phủ tất cả các cảng biển trên thế giới bằng một tuyến duy nhất, vì vậy phải tách ra thành các tuyến nhỏ, đa dạng.
Vận đơn là vận đơn sạch (Clean B/L) :Không có ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.
Vận đơn là vận đơn theo lệnh. Consignee : To order of HAMBURG COFEE COMPANY. Là vận đơn mà hàng hoá ghi trong vận đơn đó sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.Có thể chuyển nhượng B/L bằng cách ký hậu. Có nhiều khi người mua hàng (Buyer) chưa chắc đã là người nhận hàng cuối cùng và họ có thể bán lô hàng này cho người khác (gọi theo cách dân gian là “bán hàng trên vận đơn”) và khi tìm được người mua thì người được ký hậu sẽ ký hậu vận đơn để chuyển quyền sở hữu cho người mua cuối cùng để người này đi nhận lệnh và làm thủ tục nhận hàng.
Vận đơn là vận đơn bản sao (Copy B/L) và không giao dịch chuyển nhượng được (non-negotiable).
Vận đơn là vận đơn quá cảnh ( VIA B/L), hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào.
Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng)lập ra. Có hai loại phiếu đóng gói: phiếu đóng gói liệt kê chi tiết tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng, có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết. Thứ hai là phiếu đóng gói trung lập không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba.
Phiếu đóng gói ở đây là phiếu đóng gói chi tiết vì đã liệt kê cụ thể từng mã hàng hóa, quy cách, trọng lượng, đóng gói,….. Các nội dung sau đây hoàn toàn phù hợp với nội dung trong hóa đơn:
Nội dung cụ thể của bản kê chi tiết phiếu đóng gói bao gồm các mục:
Đối chiếu với vận đơn, ta thấy hoàn toàn phù hợp, trùng hợp với các thông số về số hiệu container, trọng lượng tịnh, số lượng kiện hàng.
Đối chiếu với hóa đơn, số lượng và trọng lượng thực lúc hàng được giao trùng khớp với 5 kiện và trọng lượng tịnh 107,630 tấn.
Hàng hóa được đựng trong một loại túi vải cỡ lớn cấu tạo từ những sợi vải có độ đàn hồi tốt (đa số dệt dày bằng polyethylene hoặc polypropylene, phủ bọc hoặc không phủ bọc) đường kính thường khoảng từ 100cm đến 45-48 inches, độ cao từ 100 cm đến 200 cm hoặc từ 35 đến 80 inches, sức chứa lên đến 1000 kg hoặc thậm chí hơn nữa. Mẫu bao bì này được thiết kế nhằm lưu trữ và vận chuyển những mặt hàng như cát, nông sản,…. Hàng hóa đựng trong mẫu bao bì này thường được xếp dỡ bằng xe nâng với tấm pallet hoặc được nhấc lên thông qua các móc khuyên của bao bì.
Khách hàng đã bốc hàng, đếm hàng và niêm phong kẹp chì, điều này giúp bảo vệ công ty chuyên chở tránh khỏi những khiếu nại thiếu hụt sau này.
Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng, xác nhận khối lượng thực khi giao hàng có trùng khớp và phù hợp với trọng lượng được quy định như trong hợp đồng thỏa thuận hai bên hay không. Từ đó cũng là cơ sở để tính giá và tổng trị giá thanh toán của đơn hàng.
Giấy chứng nhận trọng lượng hàng hóa được cấp bởi bên thứ ba Công ty cổ phần kiểm định và giám sát sản phẩm cà phê xuất nhập khẩu CAFECONTROL, Việt Nam lập và xác nhận rằng hàng đã được xác định trọng lượng thực dựa trên phương pháp xác định cụ thể, mang tính khách quan hơn.
Ta có thể thấy trọng lượng là hoàn toàn hợp lí với bản hợp đồng đã quy định trọng lượng bằng phương pháp phỏng chừng “khoảng 108 tấn – bulk”. Như vậy, trọng lượng thực giao này là hoàn toàn hợp lí và có thể được chấp nhận bởi bên bán
Cà phê không thuộc mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu nên công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại thông thường, không phải xin giấy phép xuất khẩu.
Liên hệ ngay cho SF Express để được tư vấn và nhận mức giá tốt nhất nhé!
VẬN CHUYỂN TÚI XÁCH TRUNG QUỐC – SHIP HÀNG TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM
Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Đức đạt 18.150 tấn trong tháng 11, trị giá 48,55 triệu USD, tăng tới 1.590,1% về lượng và tăng 1.317,3% về trị giá so với tháng 10.
So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng cà phê xuất khẩu sang Đức tăng 14,3%, với trị giá tăng 46,9%.
Tuy nhiên, tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Đức vẫn giảm 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 168.130 tấn và giảm 6,9% về trị giá xuống 383,72 triệu USD.
Đóng gói sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Classic ở thành phố Pleiku. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Trong tháng 11, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Đức đạt mức 2.675 USD/tấn, giảm 16,1% so với tháng 10/2023, nhưng tăng 28,5% so với tháng 11/2022.
Luỹ kế 11 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Đức đạt 2.282 USD/tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong giai đoạn này, Việt Nam xuất khẩu các chủng loại cà phê Robusta, cà phê chế biến và Arabica sang thị trường Đức, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho hay. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica giảm, xuất khẩu cà phê chế biến ổn định.
Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta sang thị trường Đức chiếm 92,54%; cà phê chế biến chiếm 3,88% và cà phê Arabica chiếm 3,58%.
Theo số liệu từ Eurostat, 10 tháng năm 2023, Đức nhập khẩu cà phê từ thị trường ngoại khối Liên minh châu Âu (EU) đạt 768.860 tấn, trị giá xấp xỉ 2,71 tỷ EUR (tương đương 2,96 tỷ USD), giảm 15,3% về lượng và giảm 25% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
10 tháng năm 2023, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức từ thị trường ngoại khối EU đạt mức 3.522 EUR/tấn, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức từ Brazil giảm 16,1% xuống còn 3.573 EUR/tấn, trong khi giá nhập khẩu từ Việt Nam giảm 0,03% xuống còn 2.211 EUR/tấn, từ Honduras giảm 16,2% xuống 4.251 EUR/tấn. Ngược lại, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức từ Uganda tăng 2,6% lên 2.834 EUR/tấn.
Cơ cấu nguồn cung cà phê ngoại khối EU của Đức tập trung chủ yếu từ các thị trường Brazil, Việt Nam, Honduras, Uganda, Colombia.
Theo Eurostat, 10 tháng năm 2023, Đức nhập khẩu cà phê từ Brazil đạt 266.370 tấn, trị giá 951,61 triệu EUR (tương đương gần 1,04 tỷ USD), giảm 20,9% về lượng và giảm 33,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Đức từ thị trường ngoại khối EU giảm từ 37,1% trong 10 tháng năm 2022 xuống còn 34,64% trong 10 tháng 2023.
Tương tự, Đức giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong giai đoạn này, giảm 5,0% về lượng và giảm 5,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022 xuống lần lượt 192.830 tấn và 426,43 triệu EUR (tương đương 464,38 triệu USD).
Mặc dù vậy, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức từ thị trường ngoại khối EU vẫn tăng từ 22,36% trong 10 tháng năm 2022 lên 25,08% trong 10 tháng năm 2023./.
Đức hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên việc Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) có hiệu lực có thể sẽ đặt ra nhiều thách thức hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Quý 1/2024, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với 72.377 tấn, đạt 229 triệu USD, giảm 6,5% về lượng nhưng lại tăng tới 46,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng diễn ra trong bối cảnh giá cà phê xuất khẩu sang Đức ghi nhận tăng cao trong quý đầu năm 2024 với +56% so với cùng kỳ, lên mức 3.168 USD/tấn.
Chia sẻ rõ hơn về thị hiếu tiêu dùng, tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2024 do Bộ Công Thương tổ chức chiều ngày 26/4 tại tỉnh Đăk Lăk, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Đức Đỗ Việt Hà cho biết, mỗi năm người Đức tiêu thụ khoảng 169 lít cà phê/người/năm. Con số này nhiều hơn lượng tiêu thụ bia (chỉ ở mức 90 lít/người/năm) và nước uống (khoảng 123 lít/người/năm) tại Đức.
Cà phê tiêu thụ tại Đức chủ yếu là cà phê phin, chiếm khoảng 70% thị phần. Dù vậy các mặt hàng cà phê pha sẵn, capuchino, latte… cũng đang dần được phổ biến tại Đức. Người Đức cũng đặc biệt ưa chuộng cà phê hữu cơ và hiện quốc gia này là thị trường nhập khẩu cà phê hữu cơ hàng đầu tại châu Âu.
Nhu cầu cà phê đặc sản tại Đức cũng có xu hướng gia tăng ở phân khúc khách hàng cao cấp; người Đức ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thuần chay.
Nhằm đẩy mạnh cơ hội xuất khẩu cà phê sang quốc gia Tây Âu này, bà Hà cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu cần đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Trong đó, ngoài yêu cầu chung, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các yêu cầu riêng cho từng sản phẩm.
Doanh nghiệp cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu gắn với câu chuyện sản phẩm, trang trại cà phê, người trồng… Đồng thời tận dụng lợi thế từ FTA, tận dụng các kênh phân phối châu Á tại Đức, có kế hoạch quảng bá hiệu quả...
“Các sản phẩm thương hiệu của Việt Nam như Trung Nguyên đã có mặt ở các siêu thị châu Á tại Đức. Đây là cách tiếp cận hiệu quả để doanh nghiệp Việt mang sản phẩm vào Đức nói riêng và châu Âu nói chung,” bà Hà nhận định.
Đối với doanh nghiệp lần đầu ký kết với đối tác Đức, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Thương vụ Việt Nam tại Đức để được hỗ trợ xác minh đối tác, đảm bảo năng lực, độ tin cậy, từ đó giảm thiểu rủi ro về hợp đồng.
EUDR sẽ tạo ra rào cản cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào Đức?
Mặc dù Đức là thị trường với nhiều tiềm năng, tuy nhiên các quy định mới được đưa ra thời gian qua có thể trở thành mối lo cho cả doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu tại thị trường này, trong đó nổi bật là EUDR (Quy định chống phá rừng của EU).
EUDR được thông qua vào tháng 6/2023, các doanh nghiệp có thời gian 18 tháng (đối với doanh nghiệp lớn) và 24 tháng (đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ) để chuẩn bị. Các doanh nghiệp nhập khẩu EU sẽ phải chịu phạt 4% tổng doanh thu nếu vi phạm EUDR.
Với quy định này, EU sẽ cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng (cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, ca cao và đậu) nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này gây mất rừng.
Thời gian qua, các doanh nghiệp Đức và hiệp hội cà phê Đức đều tỏ ra lo ngại về quy định mới này bởi nó có thể gây ra tình trạng thiếu cà phê và giá tăng từ sau năm 2025.
“Theo hiệp hội cà phê Đức, 18 tháng là thời gian quá ngắn để chuẩn bị. Các doanh nghiệp tại Đức có thể bị đe dọa vì sự thiếu hụt nguồn cung tại thị trường này và tại châu Âu. Bên cạnh đó là vấn đề lo ngại việc giá cà phê sẽ tăng đáng kể," bà Hà cho biết.
Nói rõ hơn về những yêu cầu của EUDR đối với doanh nghiệp xuất khẩu, bà Phan Thị Vân – Giám đốc Chương trình, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH Vietnam) cho rằng, có 3 vấn đề chính trong EUDR, bao gồm thông tin dữ liệu sản phẩm, đánh giá rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro, thẩm định trách nhiệm đối với EUDR.
Theo bà Vân, ngành cà phê đang gặp khó khăn trong vấn đề định vị khi có khoảng 70 – 75% vườn trồng cà phê của Việt Nam chưa có dữ liệu định vị phù hợp với EUDR. Đồng thời, ngành cà phê của Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức về thông tin truy xuất nguồn gốc, các biện pháp đảm bảo không gây mất rừng và sản xuất hợp pháp...
Dù vậy, nhìn ở góc độ khác, bà Vân cho rằng, đây là cơ hội cho ngành nông nghiệp khi Việt Nam có thể hợp tác công tư, giảm thiểu tình trạng phá rừng, đưa ngành nông nghiệp phát triển theo hướng minh bạch, bền vững.
Với sự phát triển của thương mại quốc tế toàn cầu hiện nay, nhu cầu giao thương rất lớn đã thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển. Việt Nam đang trên con đường hội nhập với kinh tế thế giới với nhiều cơ hội và thách thức. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam, công ty tư vấn xuất nhập khẩu chúng tôi phân tích một hợp đồng xuất nhập khẩu mẫu xuất khẩu cà phê Robusta sang Đức để các doanh nghiệp nắm được.
Mã hàng là 0901.11.10 tức trong biểu thuế Việt Nam là cà phê chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in và được mô tả trong Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan) là cà phê robusta loại 1 Căn cứ vào Nghị định Số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ “quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” thì mặt hàng cà phê là mặt hàng được phép xuất khẩu mà không cần xin giấy phép.